Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không? Cùng chuyên gia giải đáp.
1. Hội chứng tự kỷ là gì?
Tự kỷ là hội chứng liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức, giao tiếp và bộc lộ cảm xúc của trẻ. Nhiều trẻ còn cho thấy sự chậm trễ trong việc bắt kịp cột mốc ngôn ngữ và vận động so với những đứa trẻ bình thường. Đó là lý do vì sao nhiều người thắc mắc trẻ chậm nói có phải tự kỷ?
Đặc biệt, trẻ bị tự kỷ còn phải đối mặt với những thách thức trong việc kết bạn, tương tác xã hội và giải quyết vấn đề,…
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh.
Một số trẻ tự kỷ thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân sẽ cần có sự hỗ trợ từ người thân. Trong khi đó những đứa trẻ tự kỷ thể nhẹ sẽ cần ít sự hỗ trợ hơn. Đặc biệt, rất nhiều trẻ tự kỷ có thể vượt qua khó khăn và sống hoàn toàn độc lập.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Các đặc điểm ban đầu của chứng tự kỷ được xác định trong các nghiên cứu của Grant & Tongue – 2001 sẽ được liệt kê dưới đây:
Tương tác xã hội
-
Tương tác xã hội kém
-
Thiếu quan tâm đến những đứa trẻ khác
-
Hiếm khi chia sẻ niềm vui riêng
-
Không phát triển được mối quan hệ xã hội
-
Không tham gia các hoạt động của người khác
-
Không hướng sự chú ý của người lớn vào hoạt động của chính mình
-
Không hướng sự chú ý của người khác
-
Không thể hiện tình cảm
-
Không thích tiếp xúc với người lạ, thích ở một mình
-
Thờ ơ với người khác
-
Thiếu chú ý đến giọng nói
-
Không giao tiếp bằng nụ cười và ánh mắt
-
Thiếu cử củ và biểu cảm trên khuôn mặt
-
Không có hành vi chào hỏi
Trẻ tự kỷ tương tác xã hội kém.
Giao tiếp
-
Thiếu giao tiếp bằng lời nói
-
Quên dễ dàng những từ đã học trước đó
-
Bắt chước kém
-
Thiếu tiếng bi bô của trẻ sơ sinh
-
Không chỉ để bày tỏ sự quan tâm
-
Không sử dụng hoặc hiểu các cử chỉ
Chơi và cảm nhận
-
Thiếu sáng tạo trong cách chơi
-
Hay bị mất đồ
-
Không biết chơi trò “nhập vai”
-
Sở thích bất thường về giác quan
-
Nhạy cảm với tiếng ồn
Các hành vi khác
-
Mất tập trung
-
Các vấn đề về giấc ngủ
-
Hành vi hung hăng có thể gây hại cho bản thân
-
Thiếu tò mò, không quan tâm đến động vật
3. Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?
Chậm nói là một dấu hiệu đặc trưng của trẻ tự kỷ. Vậy với quan điểm ngược lại, trẻ chậm nói có phải tự kỷ, đúng không?
Trên thực tế, có rất nhiều đứa trẻ đến năm 2 tuổi không đáp ứng được các yêu cầu về lời nói và giao tiếp. Tuy nhiên, sự chậm trễ của trẻ chỉ là tạm thời. Đa phần trẻ trong số đó đều phát triển bình thường trong tương lai. Trẻ chậm nói đơn thuần thường gặp vấn đề về khả năng nghe, vòm miệng và lưỡi.
Mặc dù, trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ có những triệu chứng khá tương đồng với nhau như giao tiếp bằng lời nói kém hoặc không đáp ứng những mệnh lệnh từ người lớn,… Tuy nhiên, các kỹ năng về vận động, cảm xúc và hành vi của trẻ chậm nói vẫn phát triển hoàn toàn bình thường.
Chậm nói là dấu hiệu quả tự kỷ, tuy nhiên không phải trẻ chậm nói sẽ bị tự kỷ.
Đối với trẻ chậm nói, khó khăn lớn nhất của chúng là phát âm, chứ không phải khả năng hiểu. Trẻ vẫn biểu hiện mong muốn được chú ý và thu hút từ người thân. Tuy không thể nói và diễn đạt bằng lời, nhưng trẻ vẫn giao tiếp bằng ánh mắt và thích thú với sự tương tác của người thân.
Có thể nói, chậm nói là dấu hiệu điển hình của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, trẻ chậm nói có phải tự kỷ hay không thì chưa hẳn là như vậy. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sự chậm nói của trẻ có liên quan đến hội chứng tự kỷ:
-
Trẻ 12 tháng tuổi thiếu những tiếng bập bẹ, bi bô
-
Trẻ 12 tháng tuổi không sử dụng cử chỉ ngay cả trong những tình huống cấp bách
-
Trẻ vẫn chưa nói được bất kỳ từ nào khi đến 16 tháng tuổi
-
Trẻ 2 tuổi những vẫn chưa nói rõ, chưa sử dụng được cụm câu gồm 2 từ
-
Trẻ 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc chưa nói rõ
-
Trẻ không tương tác, không thể hiện kỹ năng xã hội ở bất kỳ đối tượng nào
Trên đây là giải đáp “trẻ chậm nói có phải tự kỷ”. Bố mẹ không nên quá lo lắng với sự chậm trễ ngôn ngữ của trẻ, cần có những đánh giá và kiểm tra để xác định cụ thể. Mong rằng những thông tin Hà Lâm pharma đem lại sẽ giúp ích được cho bạn!