Tìm hiểu về mỡ máu

Lipid máu (mỡ máu) là một thành phần quan trọng của cơ thể. Các thành phần của lipid máu trong cơ thể đó là: triglyceride, phospholipid, cholesterol và một số chất khác ít quan trọng hơn...Trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Cholesterol là một chất sáp, giống như chất béo mỡ mà gan tạo ra và nó rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, một số hormon và vitamin D. Cholesterol không thể hòa tan trong nước và các hạt được gọi là lipoprotein sẽ giúp vận chuyển cholesterol qua máu.

Có 2 dạng lipoprotein chính:

  • Lipoprotein mật độ thấp, hay còn được gọi là LDL - cholesterol xấu, có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

  • Lipoprotein mật độ cao, hay còn được gọi là HDL - cholesterol tốt, giúp trả lại LDL cho gan để loại bỏ.

Gan tạo ra các phân tử cholesterol, tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận được cholesterol từ thực phẩm. Bởi vì gan có thể sản xuất đủ lượng cholesterol mà cơ thể cần cho nên cholesterol không phải một chất dinh dưỡng thiết yếu cần phải bổ sung thêm qua thực phẩm. 

Tại sao mỡ máu cao là một vấn đề?

Nếu mức LDL quá cao hoặc mức HDL quá thấp, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn. Các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác sẽ bị lắng đọng trên thành động mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.

Các mảng xơ vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến việc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là não, tim và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Chế độ ăn uống nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao?

Một chế độ ăn làm tăng mức cholesterol trong máu là chế độ ăn uống làm tăng mức cholesterol trong máu là chế độ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Chất béo trans

Chất béo dạng trans - chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình rán, chiên, xào… nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn hơn.

Chất béo chuyển hóa độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn: bánh cookies, mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh và đồ ăn đóng gói sẵn…

Chất béo trans cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên: thịt bò, thịt lợn… Hàm lượng các axit béo trán là tương đối thấp trong thịt, tuy nhiên cao hơn nhiều trong ngành công nghiệp bánh ngọt và đồ ăn nhẹ.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu. Các chuyên gia cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu (LDL).

Chất béo bão hòa (no) thường có ở thức ăn nguồn động vật (đặc biệt ở mỡ động vật, bơ, kem, pho mát, các chế phẩm từ sữa nguyên béo, dừa, sữa dừa, dầu dừa, bơ thực vật, cacao…).

Chế độ ăn uống nào làm giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao?

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số mô hình ăn uống có thể giúp giảm cholesterol trong máu. Một chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và hạn chế tối đa chất béo dạng trans rất được các chuyên gia khuyến khích. Trọng tâm của 1 chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Thêm nữa, có một số thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol trong chế độ ăn uống, ví dụ:

  • Rau củ, trái cây

  • Protein đậu nành

  • Các loại hạt, đậu

  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng.

Người ăn chay có bị mỡ máu cao không?

Cholesterol có hầu hết trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa, phô mai, thịt… Bởi vậy, nếu bạn là một người ăn chay, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người ăn chay có mức cholesterol trong máu thấp hơn so với người bình thường. Chế độ ăn thuần chay không chỉ làm giảm đi nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác: xơ vữa động mạnh, tăng huyết áp, tiểu đường…

Tuy vậy, cũng chớ nên chủ quan. Bởi nếu ăn chay nhưng bạn lại tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thì nó cũng có tác động xấu đến việc sản xuất cholesterol của cơ thể. Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch bao gồm việc tiêu thụ thường xuyên nhiều vitamin B12, chất xơ và axit béo omega-3.

Ngoài ra đối với một số người thì cholesterol cao hoàn toàn là do di truyền và không có yếu tố thay đổi lối sống nào có thể gây ảnh hưởng và làm giảm mức mỡ trong máu của họ. Đây là một trong nhiều lý do tại sao chúng ta nên nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống hay dùng thuốc. Nếu bạn là một trong những người có mức mỡ máu cao do di truyền thì việc dùng thuốc có thể được khuyên dùng bất kể lối sống bạn có lành mạnh đến đâu.

Ăn chay có thể làm giảm mức mỡ máu cao không?

Nếu bạn đã được chẩn đoán mỡ máu cao liệu việc chuyển sang ăn chay có giúp giảm mỡ trong máu hay không?

Nói chung, chế độ ăn uống từ thực vật (được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và chuyên gia) có thể là một lựa chọn tuyệt vời giúp kiểm soát mỡ trong máu của bạn.

Việc hạn chế chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, đồng thời tăng thêm các loại rau củ, hạt, protein đậu nành, các loại đậu… có thể giúp giảm mức cholesterol. 

Thêm nữa, những người chọn chế độ ăn thuần chay cần đặc biệt chú ý đến các nguồn dinh dưỡng mà thực phẩm từ thực vật thường thiếu đó là:

  • Axit béo omega-3

  • Vitamin B12

  • Sắt

  • Kẽm

  • Canxi

  • Vitamin D

  • Iot

  • Protein

Người ăn chay nên thêm các chất dinh dưỡng này vào chế độ ăn của mình thông qua việc bổ sung hoặc bằng cách sử dụng thêm các thực phẩm tăng cường để giúp cơ thể không bị thiếu dưỡng chất khi ăn chay.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề: “Người ăn chay có bị mỡ máu cao hay không?”. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn có thể tham khảo sản phẩm Omega 3 Supra của thương hiệu Sanct Bernhard. Sản phẩm chứa dầu cá, các axit béo thiết yếu, omega 3, vitamin E, vitamin B6-B1-B12, acid folic… giúp giảm hàm lượng triglyceride, ngăn ngừa mỡ trong máu.

---------------

CÔNG TY CP XNK HÀ LÂM

Địa Chỉ: Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://halampharma.com

☎️ Hotline: 0963.254.811