1. Thực phẩm chứa đường

Các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn, điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh xương khớp. Đường có trong bánh kẹo, nước ngọt, kem và một số loại thực phẩm khác, ngay cả những món ít được chú ý đến như nước sốt thịt nướng cũng chứa đường. Một nghiên cứu ở 217 người bị viêm khớp dạng thấp ghi nhận rằng trong số 20 loại thực phẩm, thì nước ngọt và các món tráng miệng có chứa đường làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Cũng trong một nghiên cứu với 1.209 người trong độ tuổi từ 20–30, những người thường xuyên dùng đồ uống có đường fructose trên 5 lần/ tuần có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn 3 lần so với những người uống ít hoặc không uống đồ uống có đường fructose.

2. Các loại thịt đã qua chế biến

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các loại thịt đỏ đã qua chế biến làm tăng các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Ăn nhiều các loại thịt đỏ là yếu tố gây nên bệnh viêm khớp hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn. Trong khi chế độ ăn nhiều thực vật không bao gồm thịt đỏ được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

3. Thực phẩm có chứa Gluten

Gluten là một nhóm protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Gluten cũng góp phần làm tăng các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Đáng chú ý, một nghiên cứu kéo dài 1 năm ở những người bị viêm khớp dạng thấp cho thấy rằng chế độ ăn thuần chay, không chứa gluten làm giảm đáng kể hoạt động của bệnh và cải thiện tình trạng viêm

4. Các thực phẩm siêu chế biến

Các thực phẩm siêu chế biến như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng, và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường, chất bảo quản và các thành phần có khả năng tăng viêm. Thực tế, chế độ ăn bao gồm nhiều thực phẩm chế biến sẵn ngoài yếu tố gây béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

5. Rượu

Rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cũng như làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, do vậy những ai bị viêm khớp nên hạn chế hoặc tránh uống rượu.

6. Một số loại dầu thực vật

Chế độ ăn giàu chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Những chất béo này cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn có thể làm tăng tình trạng viêm. Giảm dần lượng thức ăn giàu chất béo omega-6, chẳng hạn như dầu thực vật, đồng thời tăng lượng thức ăn giàu omega-3 có nhiều trong cá có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp.

7. Thực phẩm nhiều muối

Lời khuyên cho những người mắc bệnh viêm khớp là nên cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của mình. Thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm tôm, súp đóng hộp, pizza, một số loại pho mát, thịt chế biến sẵn…Một nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy những con chuột được ăn chế độ ít muối có mức độ viêm ít nghiêm trọng hơn so với những con có chế độ ăn nhiều muối. Các chuyên gia cũng khuyến cáo lượng natri cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

8. Sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation (viết tắt là AGEs)

 AGEs là các hợp chất có hại được tạo thành qua phản ứng giữa khi protein hoặc chất béo kết hợp với đường trong máu. Thịt động vật giàu protein, chất béo được chiên, quay, nướng là một trong những nguồn giàu AGEs nhất. Chúng bao gồm thịt hun khói, bít tết áp chảo, gà quay hay xúc xích nướng. Khoai tây chiên, pho mát, bơ thực vật và sốt mayonnaise cũng rất giàu AGEs. Trên thực tế, những người bị viêm khớp có lượng AGEs trong cơ thể cao hơn những người không bị viêm khớp. Do vậy, hãy thay thế các loại thực phẩm chứa nhiều AGEs bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác, bổ sung thực vật như rau, trái cây, các loại đậu và cá giúp làm phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Hãy đón đọc những thông tin hữu ích về sức khỏe & sắc đẹp được đăng tải trên Hà Lâm Pharma bạn nhé!