1. Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ đang ăn bình thường lại đột nhiên có biểu hiện lười ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường, trẻ kháng cự hoặc không chịu ăn và sẽ nôn trớ khi bị ép ăn, thậm chí quấy khóc. Tình trạng này xảy ra trong 1-2 ngày hoặc dài hơn 1-2 tuần tùy giai đoạn.
1.1 Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường xuất hiện vào các giai đoạn sau:
- Giai đoạn trẻ 3-4 tháng tuổi: thời kỳ trẻ bắt đầu tập lẫy và ngóc đầu.
- Giai đoạn trẻ 6 tháng: Trẻ tập ăn dặm hoặc chuyển sang chế độ ăn mới. Trẻ phải làm quen dần với nhiều loại thực phẩm rau, củ, quả…
- Giai đoạn trẻ 9-10 tháng: trẻ chập chững tập đi.
Những giai đoạn này trẻ có thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần nên sẽ mất tập trung việc ăn uống, mẹ nên chú ý để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh.
1.2 Biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Nếu các ba mẹ thấy con mình có biểu hiện sau thì có thể kết luận trẻ gặp tình trạng biếng ăn sinh lý:
- Trẻ ăn ít hơn bình thường, lúc ăn không chịu ăn hoặc ngậm lâu, lười nhai, thậm chí còn phun thức ăn ra ngoài. Những món khoái khẩu trẻ cũng không buồn ăn và tỏ ra chán nản.
- Trẻ nghịch ngợm, quấy khóc hoặc không chịu ngồi yên trong giờ ăn, phớt lờ khi mẹ bón cơm.
- Tuy nhiên sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều. Cân nặng của trẻ sẽ không thay đổi hoặc giảm nhẹ, không có dấu hiệu bệnh lý nào nghiêm trọng, bé vẫn vui vẻ bình thường.
2. Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm. Nếu ba mẹ nhận biết sớm, tình trạng này sẽ biến mất và trẻ sẽ lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được khắc phục sớm do cha mẹ không để ý, không phát hiện được thì biếng ăn sinh lý sẽ trở thành thói quen xấu và dần dần kéo dài sẽ khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn, hãy theo dõi sát sao sinh hoạt của trẻ.
3. Có những kiểu biếng ăn nào ở trẻ sơ sinh? Làm sao phân biệt được?
Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh, đầu tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Thường có 3 nhóm nguyên nhân: Biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý.
Biếng ăn sinh lý gắn với quá trình phát triển bình thường của trẻ như tập đi, tập nói hoặc mọc răng,… Trẻ sẽ khám phá những hoạt động mới của bản thân mà phớt lờ việc ăn uống hàng ngày, trốn ăn, quấy khóc để tránh việc mẹ bón thức ăn.
Biếng ăn tâm lý có thể do thói quen không tốt hàng ngày như: ăn không đúng bữa, thay đổi môi trường hoặc có thể do lúc ăn bé không tập trung mà mải xem phim, chơi trò chơi hoặc đôi khi lượng thức ăn ba mẹ yêu cầu là quá mức so với trẻ nên dần dần trẻ sẽ ngậm thức ăn lâu và nôn ói mỗi khi bón thức ăn,…
Biếng ăn bệnh lý nguy hiểm hơn, trẻ mắc một số bệnh lý như bệnh về đường hô hấp có thể do thời tiết thay đổi trẻ mệt hơn gây chán ăn, bệnh về đường tiêu hóa khiến bé dễ rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng như bình thường,….
Như vậy việc xác định nguyên nhân sẽ giúp các ba mẹ khắc phục dễ dàng tình trạng biếng ăn ở trẻ!
4. Làm gì để khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Sau khi xác định được nguyên nhân biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể dùng những cách sau để giúp trẻ trở lại ăn uống ngon miệng như bình thường:
- Hãy tạo tâm lý thoải mái cho con trẻ, nhẹ nhàng bón thức ăn cho bé, không dọa nạt, quát mắng sẽ khiến con hoảng sợ, gây ra biếng ăn tâm lý.
- Nêu trẻ vẫn không chịu ăn nhiều thì có thể chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Trong lúc ăn, làm trò vui để dỗ con dễ ăn hơn, khen và khuyến khích để trẻ ăn được nhiều hơn.
- Thức ăn đủ dinh dưỡng nhưng hãy trang trí đẹp mắt, biến tấu để con thích mắt sẽ ăn được nhiều hơn.
- Trẻ có thể sẽ không ăn nhiều như trước nên mẹ có thể giảm lượng thức ăn trong ngày nhưng đừng quên vẫn đủ chất dinh dưỡng nhé.
- Có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, men tiêu hóa để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển khỏe mạnh.
- Trong lúc ăn không nên cho trẻ xem phim, xem thiết bị mạng xã hội quá nhiều sẽ khiến trẻ mất tập trung ăn uống, tạo thói quen xấu cho trẻ.
- Với trẻ thường xuyên ngậm thức ăn lâu trong miệng, ba mẹ có thể chế biến thức ăn thành dạng nhuyễn, dễ nuốt để trẻ ăn nhanh hơn.
Như vậy, biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường xuyên gặp phải. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ không bị lúng túng khi trẻ ở giai đoạn này. Mong rằng bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích cho mẹ và Vitamin D3+K2 Drops rất vui vì được đồng hành cùng mẹ trong toàn bộ quá trình phát triển của trẻ.