1. Hướng dẫn cách kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không.
Khi mới sinh ra, cơ thể bé sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Vì vậy, trong giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi thì chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển giữa bé trai và bé gái cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định.
Ba mẹ có thể dựa vào bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố, đây là thông tin đáng tin cậy nhất dành cho ba mẹ trong quá trình theo dõi, chăm sóc, phát triển chiều cao cũng nhưu cân nặng cho trẻ. Đặc biệt nhất là, trong khoảng 10 năm đầu đời thì chiều cao và cân nặng của trẻ cần được quan sát và theo dõi một cách sát sao nhất.
Bảng chiều cao cân nặng cho bé đạt tiêu chuẩn WHO
Trong đó:
- TB (Trung bình): Trẻ đang phát triển ở mức bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu cân.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì hoặc quá cao.
Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì bố mẹ cũng có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, ba mẹ nên có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.
1.1 Đối với bé từ 0-5 tuổi.
Đây là giai đoạn trẻ đang bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Ở giai đoạn này có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý đó là:
- Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Đồng nghĩa với việc trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao của trẻ khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD thì có nghĩa bé đang bị suy dinh dưỡng, vậy nên ba mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
1.2 Đối với trẻ từ 5-15 tuổi.
Từ 5 đến 15 tuổi là thời điểm vàng để các bé phát triển và đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, đối với trẻ sau 10 tuổi thì ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI. Công thức tính chỉ số BMI khá đơn giản và chỉ cần dựa vào 2 yếu tố là chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy chiều cao của trẻ và chia cho bình phương của cân nặng là ra.
Cách tính chỉ số BMI cho trẻ.
Dựa vào chỉ số này, ba mẹ có thể biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay có nguy cơ béo phì và cần phải có biện pháp để giảm cân hay không. Từ đó ba mẹ có những phương pháp tối ưu để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao cho bé.
1.3 Đối với trẻ từ 15-18 tuổi.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, nghĩa là cơ thể bé đang dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành, chiều cao cân nặng cũng thường được dựa vào chỉ số BMI để xác định thể trạng cho bé. Ba mẹ có thể sử dụng công thức sau:
- Cân nặng BMI = Chiều cao x Chiều cao.
- Nếu chỉ số BMI tính ra kết quả <–2SD: Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cần được chăm sóc bồi bổ thêm.
- Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi tính ra kết quả <– 2SD nghĩa là trẻ chỉ đạt 90% chuẩn mức phát triển bình thường và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
2. Chiều cao và cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
2.1 Gen di truyền.
Ngay từ khi hình thành, bào thai đã nhận được mã gen từ ba mẹ và bắt đầu phát triển. Do đó, những yếu tố về thể chất như là chiều cao và cân nặng phụ thuộc khá nhiều vào chiều cao và cân nặng của ba mẹ. Theo các nhà khoa học, yếu tố gen di truyền sẽ quyết định 23% đến chiều cao của trẻ sau này.
2.2 Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai.
Trên thực tế, trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan của cơ thể ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn và các loại thực phẩm chức năng hàng ngày. Lưu ý, để đảm bảo đúng liều lượng cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi thì mẹ nên sử dụ đúng liều lượng và lựa chọn thực phẩm chức năng uy tín.
2.3 Chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Từ 0 đến 18 tuổi, bé cần được bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng và đặc biệt là canxi, chất đạm,vitamin để có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện nhất.
2.4 Bệnh tật.
Trong giai đoạn phát triển, việc mắc một số chứng bệnh như còi xương hoặc suy dinh dưỡng cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, ba mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng cho bé để phát hiện kịp thời các chứng bệnh ở trẻ.
2.5 Môi trường xung quanh.
Môi trường sống xung quanh cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Một môi trường sống tích cực cần phải đảm bảo trong lành và không có ô nhiễm môi trường hoặc ô nhiễm nguồn nước hay tiếng ồn.
2.6 Tập luyện vận động thân thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những đứa trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ có chiều cao tốt hơn so với các bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt, những môn thể thao như bóng rổ hoặc bơi lội, … là những môn thể thao được khuyến khích bởi chúng giúp trẻ hoạt động phối hợp toàn thân đồng thời giúp chiều cao phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ hãy bổ sung thêm Vitamin D3+ K2 Drops Sanct Bernhard. Hai dưỡng chất Vitamin D3 và k2 đóng vai trò như “người vận chuyển” đưa Canxi đến xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển tối ưu.
Việc bổ sung Vitamin D3+K2 giúp tăng hấp thu Canxi, giúp loại bỏ nhanh triệu chứng như: ngủ hay giật mình, quấy khóc đêm, đổ mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn... và giúp phát triển chiều cao tối ưu.
Chiết xuất tự nhiên, tinh khiết, thiết kế nhỏ giọt giúp phân liều chính xác.
DÙNG ĐƯỢC CHO TRẺ TỪ SƠ SINH.
Đến từ Sanct Bernhard - thương hiệu số 1 tại CHLB Đức về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên.