1. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy

Trẻ bỗng nhiên đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày khiến bố mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Với tâm lý nóng vội, nhiều bố mẹ đã tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, đây là một sai lầm thường gặp và rất nghiêm trọng khi điều trị tiêu chảy cho con. 

Nguyên nhân của việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nhiễm trùng đường ruột. Với cơ chế tự bảo vệ, cơ thể đã có những đáp ứng để đẩy các căn nguyên gây bệnh ra ngoài bằng cách thải trừ qua phân. Do vậy gây ra hiện tượng đi ngoài phân lỏng và đi ngoài nhiều lần bất thường.

Trong khi đó, thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng giảm nhu động ruột. Khiến phân vẫn được tạo ra nhưng lại không thể đào thải ra ngoài. Từ đó kéo theo việc vi khuẩn, virus cũng bị tích tụ ở lại đường ruột. Khiến cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, lượng phân ứ dồn ở ruột sẽ gây ra đau bụng, viêm ruột, hay nguy hiểm hơn là tắc ruột và có thể dẫn đến tử vong.

su-dung-thuoc-cam-tieu-chay

2. Sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bên cạnh thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh cũng là một loại thuốc được rất nhiều bố mẹ tự ý sử dụng trong chữa trị trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. 

Kháng sinh chỉ có thể trị tiêu chảy do hại khuẩn gây ra. Còn lại các nguyên nhân như virus, rối loạn tiêu hóa thì không thể được chữa trị bằng kháng sinh.

Trong khi đó, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý đang vô tình gây hại cho các hệ vi khuẩn có lợi của con. Từ đó khiến tình trạng tiêu chảy sẽ diễn biến nặng và kéo dài hơn.

Không những thế, việc tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chẩn đoán chính xác và chỉ định của bác sĩ sẽ gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Đây là một tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng điều trị bằng kháng sinh của bé sau.

su-dung-thuoc-khnag-sinh

3. Không bù nước và oresol cho bé

Khi bị tiêu chảy, bé đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân thường dạng lỏng thậm chí dạng nước. Tình trạng đó khiến cơ thể của bé mất nước và điện giải trầm trọng. 

Việc mất nước kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy nhược cơ thể,… Trong khi đó mất cân bằng điện giải do tiêu chảy có thể gây nên tình trạng lừ đừ, hoặc co giật,… Thậm chí, có thể mất ý thức, giảm thể tích tuần hoàn và gây sốc ở trẻ.

Vì vậy việc trong các hướng dẫn điều trị tiêu chảy cấp, việc bù nước và điện giải luôn được khuyến cáo như biện pháp bắt buộc. Tuy nhiên, điều này lại thường không được bố mẹ để ý và thực hiện đúng cách.

Việc không bổ sung đủ nước và điện giải hay chỉ bổ sung mỗi nước đều có thể gây nên các tình trạng nghiêm trọng kể trên. Oresol là một thuốc được chỉ định cho tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc pha và sử dụng đúng cách oresol là rất quan trọng, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

bu-nuoc-cho-tre-cam-tieu-chay

4. Đổi sữa cho bé liên tục

Với các bé sử dụng sữa ngoài, một vấn đề khiến các mẹ luôn quan tâm là liệu sữa bé đang dùng có đủ tốt và hợp với bé hay không. Với tâm lý lo lắng đó, nhiều trường hợp khi thấy trẻ sơ sinh uống sữa bị tiêu chảy. Mẹ lập tức đổi sữa cho con. Đây là việc hoàn toàn sai lầm.

Việc tự ý đổi sữa có thể khiến bé bỏ bú. Hơn nữa, việc đổi sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa non nớt của bé không thích nghi kịp. Điều này gây tổn thương đường tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.

Cùng với đó, không hấp thụ được sữa mới khiến bé không có đủ dinh dưỡng để có thể hồi phục sức khỏe.

Việc đổi sữa chỉ nên thực hiện khi đã xác định rõ nguyên nhân tiêu chảy do sữa. Hoăc khi thấy tiêu chảy nặng lên rõ rệt sau mỗi lần bé bú.

thay-doi-sua-lien-tuc

5. Chữa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bằng mẹo dân gian

Nhiều bố mẹ có tâm lý lo sợ việc sử dụng thuốc tây khi con còn quá bé. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ thường áp dụng các mẹo dân gian để chữa cho con như: Dùng nước hồng xiêm giã, nước ép lá ổi,…

Tuy nhiên, các mẹo dân gian thường chỉ được áp dụng theo kinh nghiệm và chưa có bằng chứng khoa học chứng minh. Không phải mọi tình trạng tiêu chảy ở trẻ em đều do một nguyên nhân và có thể chữa trị bằng các cách giống nhau. Việc sử dụng các mẹo dân gian chữa tiêu chảy như người lớn có thể khiến tình trạng xấu đi và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Trên đây là 5 sai lầm các mẹ thường gặp nhất khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Các sai lầm này không những không cải thiện được tiêu chảy mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ

Vì vậy, khi con bị tiêu chảy, mẹ cần bình tĩnh, tìm ra các biện pháp khoa học, hợp lý đã được các chuyên gia khuyến nghị.

 

Hà Lâm Pharma - Đồng hành cùng mẹ, chăm con lớn khôn.